17/2/11

Thử đặt đúng tên cho cuộc chiến tranh


Hôm nay 17/2, là ngày kỷ niệm cuộc chiến tranh, mà chính ngày này 32 năm trước, nhiều mạng người dân lành Việt Nam bị giết bằng những cách man rợ, nhiều công trình, khu dân cư bị phá tan hoang, giặc từ phương Bắc tràn xuống cướp, chiếm giữ nhiều cây số vuông đất đai của Tổ Quốc Việt Nam.

Cuộc chiến tranh đó tên gọi là gì? Bạn hãy xem tấm hình bản đồ dưới đây (từ nguồn Wikipedia) thì thấy nó cần được gọi là gì:


Rõ ràng là:

* Giặc tràn vào đất ta, bắn giết cướp phá, đương nhiên ai cũng hiểu rằng chúng đang tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược;
* Ta đánh giặc trên đất nước ta, dĩ nhiên phải hiểu ngay rằng đó là chiến tranh chống xâm lược, giải phóng và bảo vệ Tổ Quốc.

Vậy thì, theo thiển ý, hợp lẽ ra ta phải gọi cuộc chiến tranh này là Trung Quốc xâm lược Việt Nam năm 1979, hoặc là chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược năm 1979 ?

Không nhẽ giờ đây ta gọi cuộc xâm lược của quân phương Bắc do Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị chỉ huy năm 1788 và cuộc đại phá quân Thanh mùa xuân năm 1789 của Vua Quang Trung là chiến tranh gì?

Thế mà, lạ thay, ngay ở Bách khoa toàn thư mở Wikipedia cũng "lằng nhằng" trong cách gọi tên. Bạn hãy xem đoạn trích Wikipedia dưới đây, lưu ý cách họ gọi tên cuộc chiến.
__________________

Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979 – Wikipedia tiếng Việt

Wikipedia tiếng Việt (trích):
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979
Một phần của Chiến tranh Đông Dương lần 3
Chiến tranh biên giới Việt-Trung.png

.
Thời gian 17 tháng 218 tháng 3 năm 1979
Địa điểm Toàn tuyến biên giới phía bắc của Việt Nam.
Kết quả Trung Quốc rút quân. Cả hai phía tuyên bố chiến thắng.
Tham chiến
Flag of the People's Republic of China.svg Giải phóng quân Trung Quốc Flag of Vietnam.svg Quân đội Nhân dân Việt Nam
Chỉ huy
Flag of the People's Republic of China.svg Dương Đắc Chí
Flag of the People's Republic of China.svg Hứa Thế Hữu
Flag of Vietnam.svg Văn Tiến Dũng
Lực lượng
200.000-300.000+ bộ binh và 400 xe tăng từ Quân khu Côn Minh và Quảng Châu (theo Việt Nam có hơn 600.000 lính Trung Quốc tham chiến)
(lực lượng của 7 quân đoàn với 21 sư đoàn tác chiến, 9 sư đoàn dự bị)
60.000-100.000
(7 sư đoàn, 15 trung đoàn độc lập, biên phòng và dân quân tự vệ)
Tổn thất
Tranh cãi, 20.000+ bị giết Việt Nam tuyên bố 26.000 chết, 37.000 bị thương, 280 xe tăng. Trung Quốc tuyên bố 6.900 chết, 15.000 bị thương Tranh cãi, 20.000 chết hay bị thương. Trung Quốc tuyên bố 30.000 chết. Việt Nam tuyên bố 10.000 dân thường bị thiệt mạng
.
Chiến tranh Việt Nam - Trung Quốc, 1979 hay thường được gọi là Chiến tranh biên giới Việt - Trung năm 1979 là một cuộc chiến ngắn nhưng khốc liệt giữa Trung QuốcCộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nổ ra vào vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 khi Trung Quốc đem quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới giữa hai nước. Chiến tranh biên giới Việt - Trung xuất phát từ quan hệ căng thẳng kéo dài giữa hai quốc gia và ý đồ "dạy cho Việt Nam một bài học" của Đặng Tiểu Bình, kéo dài trong chừng một tháng với thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho cả hai phía. Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc hoàn thành rút quân vào ngày 18 tháng 3 năm 1979, sau khi chiếm được các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn vùng biên. Mục tiêu của Trung Quốc buộc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia không thành, nhưng cuộc chiến để lại hậu quả lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam và quan hệ căng thẳng giữa hai nước. Xung đột vũ trang tại biên giới còn tiếp diễn thêm 10 năm. Hơn 13 năm sau, quan hệ ngoại giao Việt-Trung chính thức được bình thường hóa.

Tên gọi

Cuộc chiến được phía Việt Nam gọi là Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, 1979. Phía Trung Quốc gọi là Chiến tranh đánh trả tự vệ trước Việt Nam (对越自卫还击战 Đối Việt tự vệ hoàn kích chiến) (trên nghĩa rộng là chỉ xung đột biên giới Việt-Trung trong gần mười năm từ năm 1979 đến năm 1989), dân gian quen gọi là Chiến tranh phản kích tự vệ trước Việt Nam (对越自卫反击战, Đối Việt tự vệ phản kích chiến).
Nhiều nhà nghiên cứu coi cuộc chiến này là một phần của Chiến tranh Đông Dương lần 3.








____________________________

Sau đây, nhân ngày kỷ niệm cuộc chiến chống xâm lược phương Bắc, mời bạn xem một số ảnh về cuộc chiến (chụp tại Việt Nam) từ nguồn quansuvn.net

Biên giới phía Bắc 1979-1989, những hình ảnh từ phía VN

quansuvn.net:

Tù binh Trung Quốc (giặc Tàu) bị ta bắt










Tù binh Tàu ở mặt trận Hoàng Liên Sơn



Tù binh Tàu ở Lạng Sơn



Tù binh Tàu ở Cao Bằng

Xe tăng Type-62 của Tàu bị bộ đội VN tịch thu tại mặt trận Cao Bằng tháng 2/1979



Và bị tiêu diệt



Pháo phản lực H-12 (Type-63) của Tàu bị đơn vị F316 thu ở mặt trận Lào Cai tháng 2/1979. Hiện trưng bày ở bảo tàng LSQS tại Hà Nội.

Máy bay J-6 (MiG-19) của TQ xâm phạm không phận VN và rơi do trục trặc kỹ thuật (?)





2 nhận xét:

  1. Trung Quốc phải chấm dứt vi phạm chủ quyền VN
    17/02/2011 | 19:13:00

    Trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc ngày 3/2, hạm đội Nam Hải của hải quân Trung Quốc đã tiến hành diễn tập phòng ngự đảo tại quần đảo Hoàng Sa theo như tin của mạng Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc đưa ngày 5/2, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao, bà Nguyễn Phương Nga nêu rõ:

    “Việc hạm đội Nam Hải của hải quân Trung Quốc tiến hành diễn tập tại quần đảo Hoàng Sa là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, hoàn toàn trái với Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) giữa ASEAN và Trung Quốc, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoà bình, ổn định ở khu vực.

    Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt mọi hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, không để xảy ra sự việc tương tự trong tương lai; cùng các bên liên quan thực hiện nghiêm túc DOC, góp phần giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông.”/.

    (nguồn: vietnamplus)

    Trả lờiXóa
  2. Gọi là chiến tranh biên giới cũng không đúng, vì bọn Tàu đâu có đánh VN chỉ trên đường biên giới chung giữa hai nước! Chúng đã tiến sâu vào hàng chục Km trên đất Việt Nam để chiếm giữ và gây tội ác.

    Cuộc chiến "đã gây ra những thiệt hại nặng nề về kinh tế cho Việt Nam: các thị xã Lạng Sơn, Cao Bằng, thị trấn Cam Đường bị hủy diệt hoàn toàn, 320/320 xã, 735/904 trường học, 428/430 bệnh viện, bệnh xá, 41/41 nông trường, 38/42 lâm trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 80.000 ha hoa màu bị tàn phá, 400.000 gia súc bị giết và bị cướp. Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện sinh sống". "Việt Nam tuyên bố 10.000 dân thường bị thiệt mạng". (wikipedia)

    Trả lờiXóa

_______________________________________________
Có thể sử dụng tư liệu của chúng tôi nếu không dùng vào mục đích thương mại và ghi rõ nguồn: blog ttst bnd
Khi phát hành lại thông tin từ Blog này, hãy liên hệ với Quản trị:
vn.hanoi@gmail.com
(Trừ các tác giả, là người có toàn quyền với bài và ảnh của mình).
________________________________________
Trang chuyên hình ảnh (02/10/2007) là trang phụ của Trại trẻ Sơ tán Báo Nhân Dân