12/12/09

Anh Đức Sơn


Anh Lưu Đức Sơn vừa gửi đến blog mấy tấm ảnh chụp từ 15/11/2008, dịp anh Huy Bắc đưa các cô chú ở Tòa soạn BND ngày xưa ra Vũng Tàu chơi:


Chụp ở sân nhà Sơn. Từ trái sang: cô Mão, cô Định, vợ chồng Sơn và con trai (Đức Anh), chú Hiệp, chú Lưu, ông ngoại Đức Anh, Huy Bắc, Dũng Nhi - Từ LĐ Sơn


Ở đền thờ anh hùng Võ Thị Sáu. Trong ảnh có thêm cô Hùng Lý (bên tay phải cô Định), bà ngoại Đức Anh (bên tay trái cô Định) và chú Ngô Lê Dân (đội mũ có vành) - Từ LĐ Sơn

Dưới đây là ảnh chụp hôm 27/11/2009:


Lưu Đức Anh và má Thủy Tiên - Từ VungTau


Ở vườn nhà Lưu Đức Sơn - Từ VungTau


Kỷ niệm ở nhà chú Hùng Lý (Ngọc Thụy bấm máy) - Từ VungTau

Anh Sơn cho biết đang gấp rút xây dựng một nhà nghỉ tại một góc mặt đường rất đẹp để phục vụ khách du lịch Vũng Tàu. Tiếc là khi "đoàn" đến thăm chào tạm biệt thì cháu Thanh Loan mới về, còn cháu Phước Lộc cũng đi học vắng nên không vào ảnh.

28/11/09

Cố nhân ở Vũng Tàu


Hiếu Dân

Mình vừa có chuyến đi Vũng Tàu thú vị, cùng với Trần Minh, Ngọc Thụy. Mặc dù đi từ TP.HCM và về trong ngày, nhưng cũng kịp ngắm 2 vòng quanh Vũng Tàu, đang xây dựng, phát triển và rất đẹp, đồng thời đến thăm nhà báo lão thành Hùng Lý, thăm nhà hai bạn cũ là anh Dũng Nhi và anh Lưu Đức Sơn.


Chú Hùng Lý ngồi với Ngọc Thụy, rất vui chuyện và hào hứng
kể dự định viết một bài báo nhân 50 năm ngày Đồng Khởi
ở quê mình - xứ dừa Bến Tre, 17 tháng 1 năm 1960
Từ an-bom VungTau


Tại nhà anh Dũng Nhi (chị Diệu vợ anh Nhi đứng cạnh chị Thụy,
còn anh Đức Sơn đứng ngoài cùng bên phải)
Từ an-bom VungTau


Tại nhà anh Đức Sơn (anh Sơn bế cu tý "thêm",
tên cháu là Đức Anh, mẹ cu tý đứng ở giữa ảnh)
Từ an-bom VungTau


Ghi thêm: Theo anh Đức Sơn, ở bức ảnh trong bài "Ngày sơ tán ở Phượng Cách", cậu bé ngồi đằng trước ảnh chính là Sơn, nhưng có điều - có lẽ bức ảnh chụp ở Tuy Lai, chứ không phải chụp ở Phượng Cách - vì nếu là sơ tán ở Phượng Cách thì Sơn phải lớn tới hơn 10 tuổi rồi(?!)

Rất mong các bạn xem và cho ý kiến!

6/11/09

Bánh tôm Hồ Tây


Tiếng là đi ăn bánh tôm nhưng chẳng chụp được ảnh cái bánh tôm nào cả. Mải chuyện trò rồi mọi người lần lượt về dần, chỉ có mấy tấm ảnh để ghi nhận này thôi (lười chụp ảnh).

Kiếm một chỗ ngồi thoáng mát lại đặc biệt Hà Nội như thế này là theo đề nghị của anh Đặng Nam:


Từ bánh tôm


Từ bánh tôm


Từ bánh tôm


Từ bánh tôm


Từ bánh tôm

(Thủy Tiên và Hữu Chân đến sau nhưng về trước nên chẳng đúng dịp để vào ảnh.
Những người khác có mặt trong ảnh gồm: Đặng Nam, Tuấn Phong, Văn Ngọc, Việt Khánh, Lưu Bình, Thanh Hà, Quốc Hùng, Hồ Nguyên và Hiếu Dân.
Tình cờ ra Hà Nội có công việc đúng dịp nên Ngọc đến được cuộc vui, sau đó ra thẳng sân bay để về TP.HCM lúc nửa chừng chưa tàn cuộc).

30/10/09

Tụ tập ở nhà Việt Phương


Chị Trần Thanh Bình (nhà cô Bình Định) từ TP. HCM có công việc đi ra Hà Nội. Hôm 24/10/09 đã đề xuất và tổ chức một buổi "bù khú" vui vẻ ở nhà chị Việt Phương (ông xã chị VP hôm ấy đi câu suốt ngày, cũng thật là "tiện"!).

Lần này, ngoài mấy chị em trong nhóm thường hay gặp nhau, còn có 3 anh cũng đến góp mặt. Thanh Bình được mọi người khen là trẻ quá và vẫn "phong độ". Buổi liên hoan rất ấm cúng, vui vẻ. Cùng hôm đó, mọi người lại thấy thêm một gương mặt mới xuất hiện: chị Thái Hòa (con nhà thơ Gia Ninh).

Các bạn không có mặt trong buổi này đừng buồn nhé! Bởi vì buổi tụ họp hôm đó ở nhà chị Việt Phương hơi đột xuất, ai cũng chỉ nghĩ là tiện thì đến gặp nhau một tý, ngờ đâu khi đến nơi mới biết việc tổ chức bếp núc rất "hoành tráng", lại có cả chị Thanh Bình ở TP. HCM ra. Trong lúc trò chuyện, ai cũng nói giá mà a-lô thêm người đến thì hay quá, tiếc thật!


Tranh thủ chụp kiểu ảnh trước khi mọi người đến đông đủ
(Từ album nhà Việt Phương)


Thanh Bình trẻ quá và vẫn "phong độ"
(Từ album nhà Việt Phương)


Chi Thái Hòa (gương mặt mới) và chị Thanh Bình
(Từ anbum nhà Việt Phương)


Từ nhà Việt Phương


Từ nhà Việt Phương


Từ nhà Việt Phương


Ngồi bàn trà (Cuối buổi liên hoan vắng chị Thanh Tú, do phải về trước để lên lớp).
(Từ album nhà Việt Phương)


Từ nhà Việt Phương


Từ nhà Việt Phương

27/10/09

Ngày sơ tán ở Phượng Cách


Theo Yến và Thúy, ảnh này được chụp hồi sơ tán ở Phượng Cách, huyện Quốc Oai, gần chùa Thầy (cách nay đã xấp xỉ 40 năm rồi đấy!)


Từ Ninh Ha
Xem từ trái sang, đã nhận ra được những người sau: Thúy, Yến, Hà Hồng, Quang (nhà bác Kiêu), Hà Thùy, Ngọc Minh, Tường Vân, Văn Chương, Tường Hạnh, Phúc (nhà cô Hạnh), chú Địch Thanh, Ngọc Lan (nhà cô Nhẫn), Kim Nhung (nhà cô Nhị).

Còn mấy người nữa trong ảnh chưa được gọi tên ra. Mời các bạn thông báo cho blog nếu tiếp tục nhận ra ai đó nữa.

Hội TTST BND rất cảm ơn chú Hiệp đã qua chi Ninh Hà gửi tấm ảnh quý này đến blog! (Mà sao không thấy Lưu Đức Sơn nhà chú Hiệp có trong ảnh này nhỉ?)

10/10/09

Nhà thờ Đức Bà


Sài Gòn (TP. HCM)

Nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn (TP. HCM)Nhà thờ Đức Bà (mặt sau)

Tháp chuông nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn (TP. HCM)Tháp chuông

Lưu Bình

26/9/09

Chụp ở nhà anh Nhân


TTST BND: Đây là bức ảnh khá đẹp chụp gần đây ở nhà anh Huỳnh Dũng Nhân, với má anh và đầy đủ cả mấy anh em Dũng Nhi, Ngọc Thụy, Hoa Lê. Các bạn thử xem có nhận ra ai tên gì không:


Từ HuynhDungNhan

4/9/09

A-lô là đến

Ảnh: Đỗ Huy Bắc

Một tối tháng 8, anh Huy Bắc có việc ra Hà Nội, nhân đó, mấy anh em bèn gọi điện thoại cho nhau, bắc cầu từ người nọ đến người kia. Thế là hình thành cuộc hẹn gặp gỡ sáng sớm hôm sau, 08/8/2009, tại quán Café wifi số 1A Yết Kiêu (ngã ba giao với Trần Quốc Toản).

Cùng ăn sáng, chuyện trò hàn huyên, cafe, vui vẻ, chừng 2 - 3 tiếng đồng hồ, rồi tuần tự tạm biệt - ai bận thì về trước.

Thế mới biết, thực ra hội Trại trẻ Sơ tán BND chúng ta hẹn hò tụ tập nhau cũng rất dễ, chỉ nhận được A-lô là OK, đến ngay!

Từ trái qua: Việt Khánh, Huy Bắc, Hiếu Dân, Đặng Nam - 8-8-09

Từ 8-8-09

Bạn cùng lớp, Huy Bắc và Quốc Hùng - 8-8-09

(Trong buổi gặp gỡ vui vẻ hôm đó còn có anh Hồng Quân, nhưng thật không may ảnh chụp lại bị hỏng mất nên không khoe lên đây được)

29/8/09

Mỗi món ăn một bài thơ


Gửi tiếp 1 file nữa nhé về các món ăn Việt. Chúc mọi người thưởng thức... ngon miệng!(Huỳnh Ngọc Thụy)

Người có góp công sưu tầm và gửi slideshows này cũng không biết chắc chắn lắm ai là tác giả, với mấy lời giới thiệu như sau:

Món Ăn Việt Nam

Kính thưa quí bạn, sau đây là hình ảnh những món ăn Việt Nam quen thuộc, mỗi món kèm theo một bài thơ. Trong các email gởi khắp nơi tôi không thấy tên tác giả. Theo tôi biết là của hai vị tên Ái Hoa và Shiroi. Riêng hình ảnh, theo tôi biết, do du khách về Việt Nam chụp. Xin chú ý chữ nghiêng trong mỗi bài thơ. Bản nhạc và lời giới thiệu được tôi thêm vào cho đậm dài khoảng 9 phút, các bạn cứ từ từ mà xem.
Huỳnh Chiếu Đẳng 18-Dec-08




TTST BND: Mỗi món ăn có ảnh chụp đẹp, lại kèm một bài thơ, 29 bài thơ cho 29 món ăn đặc trưng Việt Nam, mỗi bài thơ trước nối tiếp liền mạch với bài thơ sau, thật kỳ công! Cái này đúng là lưu truyền ở nước ngoài cho những người Việt xa quê đấy!

Bấm nút Play để xem, thời gian dừng mỗi hình là 30 giây. Các bạn có nhu cầu xem khác hơn có thể bấm vào các nút ở bên dưới hình để điều khiển, hoặc bấm vào đường dẫn đến xem ở trang lưu của Google Docs, xem chế độ hình lớn, bấm vào đường dẫn dưới đây:
Món ăn Việt

22/8/09

Chùa Bồ Đề ở Hà Nội


Nhong nhong, ngựa ông đã về
Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn.


Chùa ở thôn Phú Viên, xã Bồ Đề, huyện Gia Lâm, cách bờ bắc cầu Chương Dương hơn 500m về phía Nam, nay thuộc phố Phú Viên, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội. Chùa có tên chữ là Thiên Sơn tự.


Tương truyền chùa xây trên đất dinh Bồ Đề của vua Lê Lợi, khi nghĩa quân bao vây thành Đông Quan năm 1427. Sử cũ có ghi “Vua làm lầu nhiều tầng ở dinh Bồ Đề trên bờ sông Lô, cao bằng tháp Báo Thiên, hàng ngày ngự trên lầu để quan sát vào trong thành xem giặc làm gì...” Gọi tên dinh là Bồ Đề vì lúc đó có 2 cây bồ đề ở giữa sân.

Tấm bia cổ dựng năm Hoằng Định thứ 15 (1614) đời Lê Kính Tông có chép lại việc dựng lại chùa và ghi rõ “đại công đức Bồ Đề “ của vua Lê Thái Tổ. Đến thế kỷ 20, chùa chỉ còn tòa thượng 5 gian xây trên nền cao, dáng bề thế, cổ kính.

Hiện nay, chùa Bồ Đề còn nổi tiếng vì là nơi tu hành của các sư nữ, họ tổ chức làm nhiều việc từ thiện và cưu mang nhiều trẻ mồ côi, không nơi nương tựa, kể cả từ các bé khi mới sinh đã bị bỏ rơi.

TTST BND cũng vì nghe tiếng đồn vậy, nên đã một lần chở mấy bọc quần áo trẻ em cũ cho các cháu được chùa đang nuôi dưỡng. Sau khi đem sang thì biết có rất nhiều người cùng nghĩ như mình, thành ra tuy tặng các cháu quần áo cũng tốt, nhưng có lẽ ai cũng mang đến thì các cháu không còn thiếu nữa. Vì vậy tự nghĩ, nếu lần sau có cơ hội làm từ thiện cho các cháu ở đây thì mình làm việc gì đó khác sẽ tốt hơn.

Mời các bạn xem thêm bài đăng và hình ảnh ở trang aFamily sau đây:
Làm quen với các bé chùa Bồ đề qua ảnh
(Cũng nên bấm vào các tiêu đề link trên trang để tham khảo:
Làm quen qua ảnh
Những mảnh đời côi cút dưới bóng Bồ Đề)

14/8/09

Sưu tập tranh của họa sỹ Lưu Công Nhân


Triển lãm tranh của cố họa sỹ Lưu Công Nhân, thuộc Bộ sưu tập của nhà sưu tập tranh Đỗ Huy Bắc, nhân ngày Giỗ của cố họa sỹ 21/7, đã điễn ra ở Thành phố Hồ Chí Minh từ 18/7 đến 27/7/2009. Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh cũng có buổi phát sóng về triển lãm này vào chương trình Chào buổi sáng - Good Morning, trên HTV7 lúc 7:00 ngày ...

Là những bạn cũ thời sơ tán của anh Bắc, chúng ta theo dõi hoạt động của bạn mình, hiểu rằng sự kiện này như đánh dấu việc anh Bắc vẫn đang hiện diện trong làng tranh, dù một thời có vẻ như vắng bóng.

Dưới đây là một số ảnh về cuộc triển lãm từ anh Huy Bắc:


Chân dung tự chụp của nhà sưu tập tranh Đỗ Huy Bắc









Có cả cặp Ngọc Hiền tới chia vui hôm khai mạc phòng tranh































Bạn có thể xem thêm một số ảnh khác diễn tự động ở dưới đây:

_______________________________________________
Có thể sử dụng tư liệu của chúng tôi nếu không dùng vào mục đích thương mại và ghi rõ nguồn: blog ttst bnd
Khi phát hành lại thông tin từ Blog này, hãy liên hệ với Quản trị:
vn.hanoi@gmail.com
(Trừ các tác giả, là người có toàn quyền với bài và ảnh của mình).
________________________________________
Trang chuyên hình ảnh (02/10/2007) là trang phụ của Trại trẻ Sơ tán Báo Nhân Dân