29/5/09

Quảng Bình Quan


Cửa vào dinh Quảng Bình gọi là Quảng Bình Quan (dân gian gọi là Cổng Bình Quan). Ảnh cũ sưu tầm:

Quảng Bình Quan nằm trên Lũy Nhật Lệ (còn có tên khác là lũy Thầy và lũy Đồng Hới) là một công trình lũy quân sự tại khu vực ngày nay là Đồng Hới, Quảng Bình. Lũy này được Đào Duy Từ, theo lệnh chúa Nguyễn Phúc Nguyên, chỉ huy xây dựng nhằm mục đích bảo vệ Đằng Trong khỏi các cuộc tấn công của chúa Trịnh Đằng Ngoài (thời Trịnh Nguyễn phân tranh, vùng đất này bị chia đôi. Từ Nam sông Gianh trở vào thuộc chúa Nguyễn, còn từ Bắc sông Gianh trở ra thuộc chúa Trịnh).

Quảng Bình Quan cũng là dấu tích của thành Đồng Hới, tòa thành nhỏ này là công trình kiến trúc cổ được xây dựng cách đây gần 200 năm, một công trình quân sự. Thành được xây theo lệnh của vua Gia Long (nhà Nguyễn) và đã được xây bằng đất. Đến thời kỳ vua Minh Mạng, thành được xây lại bằng gạch đá. Một phần lớn thành Đồng Hới đã bị phá hỏng hồi Pháp thuộc. Phần còn sót lại bị bom đạn của không quân Hoa Kỳ, gồm cả những trận mưa bom hủy diệt bằng B52, phá hoại hoàn toàn trong những năm 1960.

Vùng đất Quảng Bình có lịch sử khá lâu dài, phức tạp. Thời các vua Hùng, cùng với Quảng Trị, nơi đây thuộc bộ Việt Thường. Sau đó, lãnh thổ này khi thì thuộc quận Cửu Chân thời Triệu Đà (207-211 trước Công Nguyên), khi thì nằm trong quận Nhật Nam thời Hán. Dưới thời Vương quốc Chiêm Thành, Quảng Bình thuộc các châu Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh với nhiều thành lũy còn đến tận ngày nay. Quảng Bình thuộc lãnh thổ nước Đại Việt từ thời vua Lý Thánh Tông. Trải qua nhiều lần thay đổi địa danh như: Lâm Bình (từ năm 1075), phủ Tân Bình (từ năm 1361), Thuận Lý (từ năm 1786), đến năm 1831 vua Minh Mạng xuống chiếu thành lập tỉnh Quảng Bình.


Quảng Bình Quan (mới phục chế)
ở trung tâm phường Hải Đình, TP. Đồng Hới.
Dân ở đây còn gọi là Cửa Tây

Trên Quảng Bình Quan còn tấm đá khắc 3
chữ nho. Tuy mới được phục chế nhưng bị
dư luận chỉ trích là không giống cũ

Cửa Đông (mới phục chế)

Cầu đá ngoài Cửa Đông (mới phục chế)

Di tích tường thành cổ ở Đồng Hới

Một góc sinh vật cảnh ở Cửa Đông

Cửa sông Nhật Lệ

22/5/09

Thăm đất Chùa Tháp... (2)


Kỷ niệm ở Hoàng cung Phnompenh. "Cả ba nhà trong Hoàng cung Ở Phnonpenh. Ông béo râu bạc là chồng chị Vân (anh Hà), còn ông ốm hơn tên là Trí Linh, với thằng cu con là của nhà bà Kiều", ông bạn tập 2 của Nguyệt đeo cái xách màu da cam rất đẹp (chắc đeo hộ).


Đường vào Bayon. Tường Vân, Kiều Anh, cháu Nam (con K.Anh), Nguyệt, Hà (chồng K.Anh), Linh (chồng Vân)


Nguyệt ở Bayon


Tượng đài kỷ niệm Napoleon

TTST BND:

Đền Bayon nằm ở trung tâm quần thể Angkor Thom, Campuchia. Đây là ngôi đền ấn tượng nhất của kiến trúc đền núi Campuchia do sự hùng vĩ về qui mô cũng như về cảm xúc mà nó đem lại cho người xem. Ngôi đền gồm 54 tháp lớn nhỏ, trên mỗi tháp đều có điêu khắc khuôn mặt của thần Lokesvara, hay còn gọi là thần Avalokitesvara, tượng trưng cho sự quan sát của thần linh về 4 hướng của Campuchia. Tiếc là chị Nguyệt chụp hơi ít ảnh ở đây. Bức ảnh mặt tượng thần bên là lấy từ wikipedia.

Rất mong nhận được nhiều hơn nữa, xin các bạn có dịp đi đây đó chụp thật nhiều ảnh thắng cảnh, cuộc sống, phong tục, văn hóa v.v... gửi về blog để giới thiệu, chia sẻ với bạn bè cũ!.

15/5/09

Thăm đất Chùa Tháp dịp 30/4/09


Trong dịp nghỉ lễ dài ngày vừa qua, nhiều gia đình tranh thủ đi thăm đây đó. Các chị Kiều Anh, Tường Vân, Ánh Nguyệt ở TP. HCM lại chọn đất Chùa Tháp cổ kính đẹp nổi tiếng.

Khu đền Bayon nằm ở trung tâm Angkor Thom, cách cổng thành khoảng 1 cây số rưởi. Bayon là khu đền súc tích với những trang trí chạm khắc bằng đá đẹp đẽ, được xây dựng trong khoảng cuối thế kỷ thứ 12 và đầu thế kỷ thứ 13.


Ba chị em Kiều Vân Nguyệt ở Bayon


Nguyệt ở khách sạn Phnompenh


Bên đài Độc Lập. Hai mẹ con chị Kiều đứng cạnh nhau (cháu Nam), tiếp đến là chị Nguyệt đứng giữa 2 bà chị của mình.


Ba chị em trước Hoàng cung

(Mời xem tiếp kỳ sau nữa)

TTST BND: Rất mong nhận được nhiều hơn nữa, xin các bạn có dịp đi đây đó chụp thật nhiều ảnh thắng cảnh, cuộc sống, phong tục, văn hóa v.v... gửi về blog để giới thiệu, chia sẻ với bạn bè cũ!.

7/5/09

Không chỉ là du lịch sinh thái


Chuyến đi chơi của nhóm TTST BND nhân mấy ngày nghỉ lễ ban đầu là dự định theo dạng du lịch hoang dã ở lòng hồ sông Đà. Sau chuyến đi, ai cũng nhận xét rằng quá hay và hoàn hảo, có lẽ vì chuyến đi đó không chỉ là du lịch sinh thái nữa, mà nếu nói theo nghề du lịch, nó đã bao gồm cả du lịch văn hóa, phong tục và tâm linh..., lại còn được "ngủ cùng nhà, ăn cùng mâm, chơi cùng thuyền" (như Lan Bình phát hiện).

Đi chơi về rồi, nói đại lên thế cho "oai". Còn thực tế, lúc ở lòng hồ, mọi người như bị cuốn vào vui chơi giải trí, thăm thú phong cảnh, "thưởng thức" đến no căng bụng các món ăn dân dã của người lòng hồ... chẳng ngờ vui thế.

Tiếc là chỉ có hơn 1 ngày đêm ở hồ với 3 bữa rượu ngâm ở chum, nên chưa đi thăm được bản Mường Ngòi Hoa và chơi chợ Thác Bờ, nhưng mọi người cũng thấm mệt vì có một buổi lội suối lên thác.

Anh Duy, chủ đảo, cũng là người bạn thân thiết
của tất cả các du khách - Từ Thung Nai 30-4-09

Xin mời nghe một bài hát nhớ về những người lính, về chiến tranh, do anh Duy "chúa đảo" Cối Xay Gió hát tặng đoàn TTST BND tối 30/4, nhân ngày chiến thắng:



Hoặc nghe bài hát qua flash dưới đây:


Một góc động Thác Bờ, động đã được xếp hạng Di tích Quốc gia
- Từ Thung Nai 30-4-09

Lửa trại tối 30/4. Dù mưa lâm thâm cả đêm, mà đống củi rừng
vẫn cháy hết đến tận chiều hôm sau - Từ Thung Nai 30-4-09

Cá nướng than củi. Nhiều người nói chưa thấy cá
hồ nào ăn ngọt và thơm như ở đây - Từ Thung Nai 30-4-09

Cô đồng đang phát lộc Thánh ở đền Thác Bờ
- Từ Thung Nai 30-4-09

Giá đồng - Từ Thung Nai 30-4-09

Không chuẩn bị trước thẻ nhớ nhưng cũng quay được một đoạn giá đồng ở đền. Bạn hãy kiên nhẫn nghe và nhìn, chỉ có 3 phút thôi. Sau khi bấm Play lần đầu, có thể đoạn video clip chạy không suôn sẻ, cứ mặc đấy cho nó chạy hết lần đầu, sau đó xem lần 2 sẽ êm:

(Có thể giảm loa xuống một chút, vì tiếng nhạc & hát chầu hơi to)

1/5/09

Đây, lòng hồ sông Đà


Bơi thuyền trên hồ

Lan Hồ Điệp nhà anh Duy, người ở Hà Nội, nhưng là "chúa đảo" Cối Xay Gió

Những bài hát Nga của anh Duy khiến chị Hồng, một người từng du học ở đấy, như đang sống lại một thời tuổi trẻ

Cối xay gió của anh Duy

Kiếm ăn của người dân ở lòng hồ

Thác trong lòng hồ

Thế hệ thứ hai TTBND

Họ lội suối đi đến ngọn thác

Chị Hồng đã nghỉ hưu nhưng không thua kém thanh niên

Vợ chồng Tương Lai

Phút nghỉ ngơi

Bữa tối, Thanh Hà được thay mặt đội khách (TSTBND) thi đấu với chủ nhà (áo xanh sáng)

Đội chủ nhà tửu công hết sức thâm hậu, nhưng Thanh Hà của chúng ta đặc biệt ngoan cường

Có một đoàn du lịch không cùng HỘI chúng ta nhưng luôn cùng THUYỀN

Đây là vân hồ chứ không phải Vân Hồ

Con thuyền xuôi bến

Đứng từ nhà nghỉ nhìn ra lòng hồ

Tượng phật trong hang Thác Bờ

Chỉ còn mênh mông ...hồ

Quân ta chờ thuyền sau khi thăm động Thác Bờ

Trước lúc ra về

_______________________________________________
Có thể sử dụng tư liệu của chúng tôi nếu không dùng vào mục đích thương mại và ghi rõ nguồn: blog ttst bnd
Khi phát hành lại thông tin từ Blog này, hãy liên hệ với Quản trị:
vn.hanoi@gmail.com
(Trừ các tác giả, là người có toàn quyền với bài và ảnh của mình).
________________________________________
Trang chuyên hình ảnh (02/10/2007) là trang phụ của Trại trẻ Sơ tán Báo Nhân Dân