26/12/10

Thành cổ Quảng Trị


Ảnh: Vũ Minh Phương

Thành cổ Quảng Trị (phía sau cổng thành là Đài Tưởng niệm các Liệt sỹ)
Lịch sử (theo wikipedia):

Ban đầu thành được đắp bằng đất, tới năm 1827 vua Minh Mạng cho xây lại bằng gạch. Thành có dạng hình vuông, chu vi tường thành là gần 2.000 m, cao 9,4 m, dưới chân dày 12 m, bao quanh có hệ thống hào, bốn góc thành là 4 pháo đài cao nhô hẳn ra ngoài. Trong những năm 1809-1945 nhà Nguyễn lấy làm thành lũy quân sự và trụ sở hành chính. Từ năm 1929, Pháp xây dựng thêm nhà lao ở đây và biến nơi đây thành nơi giam cầm các những người có quan điểm chính trị đối lập. Thành được xây theo lối kiến trúc thành trì Việt Nam với tường thành bao quanh hình vuông được làm từ gạch nung cỡ lớn; kết dính bằng vôi, mật mía và một số phụ gia khác trong dân gian. Thành trổ bốn cửa chính Đông Tây Nam Bắc. Sau chiến dịch Thành Cổ mùa "hè đỏ lửa" 1972 toàn bộ Thành Cổ gần như bị san phẳng; chỉ còn sót lại một cửa hướng Đông tương đối nguyên hình và vài đoạn tường thành cùng giao thông hào bên ngoài chi chít vết bom đạn. Trong thập niên 90 của thế kỷ 20, chính quyền sở tại cho tôn tạo lại thành để làm di tích. Người ta phục chế vài đoạn tường thành, làm lại bốn cổng chính,; ngay trung tâm thành được xây một đài tưởng niệm ghi dấu ấn 81 ngày đêm năm 1972. Góc phía tây nam dựng lên một ngôi nhà làm bảo tàng. Toàn bộ đường dẫn vào di tích và mặt đất bên trong Thành Cổ được tráng xi măng chừa ô trồng cỏ. Thành Cổ được người dân trong vùng xem là "Đất Tâm Linh" vì nơi đây bất cứ tấc đất nào cũng có bom đạn và máu xương các chiến sĩ. Hiện như là một công viên lớn nhất Thị xã Quảng Trị

Thành cổ Quảng Trị và khúc ca bi tráng (theo Tuổi trẻ Online):

Máu xương của hơn một vạn người lính nằm xuống Thành Cổ ngày ấy đã góp phần vào thắng lợi của Hiệp định Paris 1973, góp cho mùa xuân đại thắng 1975. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường khi nhắc đến những người lính Thành Cổ đã viết: “Những người chết không phải vì để trở thành anh hùng mà chính là để đằng sau họ những người khác được tiếp tục sống trong tự do và hòa bình, chết cho nhân loại sống còn và thức tỉnh”.

17/12/10

Nghệ sỹ nhiếp ảnh lão thành




Chú Trịnh Hải là một trong những phóng viên ảnh thuộc lớp đầu tiên của báo Nhân Dân. Trong những năm chiến tranh chú đã đi khắp các vùng khói lửa từ khu 4 cho đến Vĩnh Linh, sau này là các tỉnh biên giới phía Bắc. Ảnh của chú rất phong phú, đã từng đoạt nhiều giải thưởng cao quý. Hiện chú vẫn tiếp tục nghề ảnh với cương vị Hội trưởng Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Người cao tuổi Hà Nội. Mới đây nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, chú có ảnh được giải trong cuộc tuyển chọn ảnh Hà Nội. Nhân một lần được đi theo chú, tôi đã chụp một bức ảnh chú đang say mê với nghệ thuật. Xin trân trong giới thiệu cùng các anh chị em.

Lưu Bình

4/12/10

Mỹ Sơn - di sản văn hóa thế giới


Sau khi đi thăm Bà Nà - Núi Chúa trên cao gần 1500m so với mặt biển (Đà Nẵng) và Phố Cổ Hội An, Phương tiếp tục cùng bạn bè khám phá Di sản văn hóa thế giới: Thánh địa Mỹ Sơn.

Ảnh: Vũ Minh Phương











14/11/10

Đêm phố cổ Hội An


Vũ Minh Phương: Mời các anh chị, các bạn giải trí với mấy ảnh chụp một đêm ở Hội An của Phương.





Cầu Chùa
Một góc nhà cổ
Phương nhờ bạn bấm cho
Xe kéo chở người cổ







4/11/10

Mù Căng Chải - mảnh đất Tây Bắc giàu tiềm năng du lịch


Cô gái Mông này mới 14 tuổi nhưng đã có gia đình và có câu nói yêu thích là: chụp xong cho xin tiền nhé


Tú Lệ - thị trấn trên đường đi



Làng theo lớp



Những bậc thang vàng



Trời và Đất Mù Căng Chải



Các thửa ruộng bậc thang ở ba xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha và Zế Xu Phình, thuộc huyện Mù Căng Chải (Yên Bái), đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Việt Nam xếp hạng là danh thắng quốc gia. Tặng các anh chị em TSTBND những gì ghi lại được sau chuyến đi tháng 10 vừa qua (không rõ những vạt ruộng này có nằm trong danh thắng không).

Lưu Phương Bình

30/10/10

Nguyễn Văn Bổng, nhà văn chiến sĩ



Cô Hồ Vân vừa gửi tặng blog TTST BND cuốn sách mới của Nhà Xuất bản Hội Nhà văn. Cuốn sách thể hiện chân dung đẹp, trọn vẹn của một nhà văn - chiến sĩ. Ngoài các ảnh chụp, thư từ trao đổi giữa nhà văn Nguyễn Văn Bổng và gia đình, đồng nghiệp, các bài viết của bạn bè, đồng nghiệp về nhà văn, còn có một bài viết đặc biệt: "Cuộc đời và sáng tác", đó là tự sự cuối cùng của nhà văn Nguyễn Văn Bổng, do giáo sư Hà Minh Đức ghi lại (về cuối đời, nhà văn không tự viết được mà chỉ đọc cho người khác ghi chép lại). TTST BND trân trọng giới thiệu cùng các bạn.

Dưới đây là các ảnh chụp. Bấm trỏ chuột vào mép dưới khuôn hình sẽ thấy xuất hiện nút Play (hình tam giác) và mũi tên sang phải =>, sang trái <=. Bấm nút Play để xem phim dạng slideshow, bấm nút Pause II để dừng lại, bấm mũi tên sang phải => / sang trái <= để xem (đọc) trang kế tiếp hoặc trang trước.



14/10/10

XUYÊN VIỆT (TÔM) ĐÃ TIẾN BỘ



Sau một tháng trở thành sinh viên lớp 1, tức là sau khoảng 26 ngày đồng chí Tôm trở thành đề tài méc cô của các bạn trong lớp, hôm nay đồng chí Tôm đã có những tín hiệu cho thấy có sự tiến bộ. Thành tích bất ngờ khó tưởng tượng này chắc là nhờ không khí chào mừng các thứ ngày lễ ngày hội đã, đang và sẽ diễn ra từ Nhà Bè nơi đ/c Tôm sinh sống, đái dầm, tập viết… đến những nơi xa xôi cách Nhà bè 1giờ 40 phút bay bằng Boeing 777 mà ba Nhân là một hành khách thường xuyên trong thời gian qua.

Từ HuynhDungNhan

Khi ba Nhân trở về xứ sở Nhà Bè nước chảy chia ba, thì thấy mẹ khoe đ/c Tôm đã lần đầu tiên được cô giáo thưởng…2 cái kẹo và Tôm rất trang trọng cất giữ cẩn thận trong ngăn cặp (Thị ngon bà ngửi chứ bà không ăn - kẹo ngon Tôm ngửi chứ Tôm không ăn ).

Ba Nhân liền phỏng vấn ngay:
- Xin đồng chí Tôm cho biết nguyên nhân nào mà đồng chí được cô thưởng kẹo?
-Dạ, tại con hết uýnh bạn.
-Tại sao con lại ngoan bất ngờ đến vậy? Động cơ? Yếu tố nào giúp đồng chí thấm nhuần tư tưởng ôn hòa như vậy?
- Dạ, tại cô giáo hay đổi chỗ ngồi của con, bắt con ngồi cạnh các bạn bự hơn con, nên con không dám uýnh.
- Sao mẹ bảo con có ngồi gần một bạn gái nhỏ con lắm mà?
-Dạ, nhưng bạn ấy cũng hay uýnh bạn nên cô cho ngồi gần con để … học tập nhau.
-Thế tình hình đôi bạn học tập này thế nào rồi?
-Dạ, con chỉ mới giật tóc bạn ấy thôi, còn bạn ấy thì uýnh được 3 bạn khác.
-Vậy là con của ba ngoan quá, hết uýnh nhau rồi…
-Không phải, con vẫn uýnh bạn, nhưng con rút kinh nghiệm, con không uýnh nhau với các bạn cùng lớp mà con uýnh nhau với các bạn… lớp khác, nên cô không thấy.


Nguyên tắc và nghệ thuật phỏng vấn là không được tỏ ra ngạc nhiên, và cũng không được dồn người trả lời phỏng vấn đến chân tường, nên cuộc phỏng vấn của ba Nhân chấm dứt ở đây.

7/10/10

Bà Nà

Vũ Minh Phương

Cũng có lúc Vũ Minh Phương nhờ ai đó bấm cho


Sau đây là những đồng nghiệp đồng hành




Đồng nghiệp của Phương trên đỉnh cao nhất của Bà Nà
Còn dưới đây là mấy hình ảnh hoa hậu mà Phương tình cờ gặp trên đường:

Xem Hoa hậu thế giới người Việt Lưu Hương Giang được chào đón tại sân bay Danang tối 16 .9.2010

Ảnh nhìn xa, hoa nhìn gần. Thì ra xem gần không còn mấy... đẹp nữa.

30/9/10

Hình đẹp quá


Nhân tiện tôi gửi thêm tấm hình mẹ Xuyên Việt nữa (hình chụp hôm qua, mới toanh đấy!)
Huỳnh Dũng Nhân
26/9/2010

Từ HuynhDungNhan

hieu_dan: Hình đẹp quá, sao không nghiêng thêm vào nhau nữa! Mình thử thay Nhân bình "loạn" cho bức ảnh, nếu không hợp lắm thì... thôi nhé:

Sỏi đá còn có lúc cần nhau,
Anh cũng thế, thèm một câu nũng nịu.
Một đôi mắt biết cười làm tim anh nhíu lại,
Nhớ mùa hè mà thương cả mùa đông...

(từ bài thơ đã đăng blog trước đây của Nhân "Một chút mùa đông")

19/9/10

Ba mẹ muốn làm gì riêng thì làm


Hai nhóc nhà anh Minh Quang, đứa lớn tên là Thiện Minh (2007) đang chơi
với em là Xuân Phong (01/2010), mặc cho ba mẹ muốn làm gì riêng thì làm
(Từ an-bom MinhQuang)

12/9/10

Bản đồ nơi sơ tán đầu tiên ở Vân Đình


Đây là dịch vụ Wikimapia, cho phép người dùng tự điền các địa danh. Trên bản đồ mình trích ra dưới đây có ai đó đã điền một số địa danh (có vẻ như phần nhiều là do các em học sinh nghịch ngợm). Bạn rê chuột lên từng vùng của bản đồ sẽ thấy hiện lên địa danh. Ví dụ như bạn sẽ thấy tên UBND huyện Ứng Hòa ở góc trên bên phải, từ làng Vân Đình (bên cạnh sông Đáy) rê chuột lên phía trên sẽ thấy chùa Vân Đình, Trường cấp II và Trường cấp I Tân Phương, còn chợ Vân Đình nằm ở khoảng giữa của phía mép phải bản đồ v.v...

Quốc lộ 21B (con đường chạy dọc mép phải bản đồ này) có điểm đầu là ngã ba giao cắt với Quốc lộ 6 tại Ba La Bông Đỏ, quận Hà Đông. Quốc lộ này chạy theo hướng Bắc-Nam, bên bờ bắc sông Đáy, qua các thị trấn Kim Bài huyện Thanh Oai, Vân Đình huyện Ứng Hòa, Quế huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Điểm cuối là ngã ba Quang Trung giao cắt với Quốc lộ 1A tại thị xã Phủ Lý. Đây là tuyến đường bộ chủ yếu nối trung tâm Hà Nội với thắng cảnh Chùa Hương.



Còn dưới đây là dịch vụ bản đồ của Google (Google Maps) ít bị người dùng ghi linh tinh hơn (bấm vào "Vệ tinh" để xem hình chụp từ vệ tinh):


Xem Bản đồ cỡ lớn hơn

Thôn (làng) Thành Vật mà anh Nhi nói đến trong bài viết "Ký ức thời sơ tán" nằm ở xã Đồng Tiến (cạnh xã Tân Phương), cũng ở ngay sát gần đấy:


Đồng Tiến là một xã thuộc huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội. Đồng Tiến giáp với các xã Sơn Công ở phía tây, Cao Thành và Trường Thịnh ở phía bắc, Tân Phương ở phía đông, huyện Mỹ Đức ở phía nam và tây nam. Xã bao gồm 5 thôn: Đoàn Xá, Thành Vật, Giang Làng, Giang Đường và Giang Soi, trong đó Đoàn Xá (làng Đoàn) là thôn lớn nhất.

Trên Wikimapia, thôn Thành Vật nằm ngang với thôn Đoàn Xá nhưng ở sát mép sông Đáy:


Bấm vào đường dẫn sau đây để xem bản đồ wiki rõ hơn: LANG THANH VAT

Như vậy, có thể nói nếu anh Nhi nhớ chính xác các địa danh thì ngày xưa Trại trẻ sơ tán báo ND đã ở thôn Thành Vật, xã Đồng Tiến, và anh Nhi đi học ở trường cấp 2 Tân Phương (theo tỷ lệ cự ly trên bản đồ, đi học xa khoảng 2,5 - 3Km, anh Nhi thử nhớ lại xem có vậy không?). Ngày nay các thôn làng này nếu đã được sáp nhập hoặc quy hoạch lại, chưa biết chừng lại thuộc thị trấn Vân Đình. Phải một lần đến tận nơi, thăm hỏi các ông bà cao tuổi trong làng mới chắc được!.

_______________________________________________
Có thể sử dụng tư liệu của chúng tôi nếu không dùng vào mục đích thương mại và ghi rõ nguồn: blog ttst bnd
Khi phát hành lại thông tin từ Blog này, hãy liên hệ với Quản trị:
vn.hanoi@gmail.com
(Trừ các tác giả, là người có toàn quyền với bài và ảnh của mình).
________________________________________
Trang chuyên hình ảnh (02/10/2007) là trang phụ của Trại trẻ Sơ tán Báo Nhân Dân