20/2/11

Dũng Nhi săn ảnh phong lan


Ở chuyện kể về "Chuyến đi cuối cùng" lên Thành phố Hoa (Đà Lạt) của Thùy Dung, trong nhiều chi tiết quan trọng, tôi để ý tới bức ảnh anh Huỳnh Dũng Nhi ngồi xe lăn, đang hí hoáy ghi hình giàn hoa phong lan và thầm nghĩ, giá như anh về đến nhà an toàn, chắc hẳn anh sẽ gửi ảnh phong lan Đà Lạt đang khoe sắc lên blog cho bạn bè xem, cũng để anh "thể hiện" chút máu nhà nghề đi săn ảnh của mình. Nhưng lúc đó, theo câu chuyện, sau hàng loạt nỗ lực cho những cuộc thăm hỏi nặng tình nghĩa Tết Tân Mão và cho chuyến đi lên với Đà Lạt mộng mơ, nơi vừa đẹp lại vừa lành lạnh như đất Bắc, như xứ Budapest hồi anh còn trẻ, thì anh đã mệt lắm, phải gắng chịu đau lắm. Vậy mà vẫn cố ghi lại khoảnh khắc lan Đà Lạt tỏa hương, vẫn muốn truyền cảm hứng đi bằng tin nhắn "Gửi lời chào từ Đà Lạt" cho những người thân thương.

Trong một lá thư gửi cho các bạn (Các bạn ngoài ấy chuẩn bị Tết thế nào rồi?), anh hy vọng mình sẽ vượt qua được "cái thằng bao tử", "như mình đã vượt qua một vài cái khó chịu bệnh tật khác". Nhưng rồi cũng vì cái dạ dày cứ âm ỉ hành hạ không viết được bài cho bạn bè, anh ngậm ngùi thổ lộ: "Viết cho TTST là niềm vui, là sự say mê của mình, vậy mà lúc này không làm được, thật là đáng buồn"!

Tôi dứt khoát tin rằng, dù nay anh ở phương nào, anh cũng đang rất muốn viết dù chỉ vài dòng cho blog, đang rất nhớ cái blog Trại trẻ Sơ tán Báo Nhân Dân, nơi mà “những bạn cũ từ bốn phương trời, tụ họp về đây thành trại mới” để ôn kỷ niệm ngày xưa, hiểu nhau hơn trong cuộc sống hôm nay (trích thư ngày 07/10/2010), nơi đã làm anh vui, nơi cũng làm anh bận rộn nhất trong vài tháng cuối trước khi thiên thu nhàn nhã, nơi lưu giữ rất nhiều những kỷ niệm xưa và những kỷ niệm cuối cùng của anh trước lúc đi xa.

Dưới đây là mấy bức ảnh kỷ niệm gia đình do Thùy Dung gửi đến:

Cả nhà trong đêm giao thừa năm 2010
Cháu ngoại Lục Bảo chúc Tết ông bà ngoại (Tết 2010)
Sinh nhật Thùy Dung - Thùy Trâm (tháng 12 năm 2009)
Đầy tháng cháu ngoại Phúc Khang (tháng 2 năm 2010)
Cả nhà trong dịp mừng kỷ niệm 32 năm ngày cưới ba mẹ (17/12/2010)

17/2/11

Thử đặt đúng tên cho cuộc chiến tranh


Hôm nay 17/2, là ngày kỷ niệm cuộc chiến tranh, mà chính ngày này 32 năm trước, nhiều mạng người dân lành Việt Nam bị giết bằng những cách man rợ, nhiều công trình, khu dân cư bị phá tan hoang, giặc từ phương Bắc tràn xuống cướp, chiếm giữ nhiều cây số vuông đất đai của Tổ Quốc Việt Nam.

Cuộc chiến tranh đó tên gọi là gì? Bạn hãy xem tấm hình bản đồ dưới đây (từ nguồn Wikipedia) thì thấy nó cần được gọi là gì:


Rõ ràng là:

* Giặc tràn vào đất ta, bắn giết cướp phá, đương nhiên ai cũng hiểu rằng chúng đang tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược;
* Ta đánh giặc trên đất nước ta, dĩ nhiên phải hiểu ngay rằng đó là chiến tranh chống xâm lược, giải phóng và bảo vệ Tổ Quốc.

Vậy thì, theo thiển ý, hợp lẽ ra ta phải gọi cuộc chiến tranh này là Trung Quốc xâm lược Việt Nam năm 1979, hoặc là chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược năm 1979 ?

Không nhẽ giờ đây ta gọi cuộc xâm lược của quân phương Bắc do Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị chỉ huy năm 1788 và cuộc đại phá quân Thanh mùa xuân năm 1789 của Vua Quang Trung là chiến tranh gì?

Thế mà, lạ thay, ngay ở Bách khoa toàn thư mở Wikipedia cũng "lằng nhằng" trong cách gọi tên. Bạn hãy xem đoạn trích Wikipedia dưới đây, lưu ý cách họ gọi tên cuộc chiến.
__________________

Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979 – Wikipedia tiếng Việt

Wikipedia tiếng Việt (trích):
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979
Một phần của Chiến tranh Đông Dương lần 3
Chiến tranh biên giới Việt-Trung.png

.
Thời gian 17 tháng 218 tháng 3 năm 1979
Địa điểm Toàn tuyến biên giới phía bắc của Việt Nam.
Kết quả Trung Quốc rút quân. Cả hai phía tuyên bố chiến thắng.
Tham chiến
Flag of the People's Republic of China.svg Giải phóng quân Trung Quốc Flag of Vietnam.svg Quân đội Nhân dân Việt Nam
Chỉ huy
Flag of the People's Republic of China.svg Dương Đắc Chí
Flag of the People's Republic of China.svg Hứa Thế Hữu
Flag of Vietnam.svg Văn Tiến Dũng
Lực lượng
200.000-300.000+ bộ binh và 400 xe tăng từ Quân khu Côn Minh và Quảng Châu (theo Việt Nam có hơn 600.000 lính Trung Quốc tham chiến)
(lực lượng của 7 quân đoàn với 21 sư đoàn tác chiến, 9 sư đoàn dự bị)
60.000-100.000
(7 sư đoàn, 15 trung đoàn độc lập, biên phòng và dân quân tự vệ)
Tổn thất
Tranh cãi, 20.000+ bị giết Việt Nam tuyên bố 26.000 chết, 37.000 bị thương, 280 xe tăng. Trung Quốc tuyên bố 6.900 chết, 15.000 bị thương Tranh cãi, 20.000 chết hay bị thương. Trung Quốc tuyên bố 30.000 chết. Việt Nam tuyên bố 10.000 dân thường bị thiệt mạng
.
Chiến tranh Việt Nam - Trung Quốc, 1979 hay thường được gọi là Chiến tranh biên giới Việt - Trung năm 1979 là một cuộc chiến ngắn nhưng khốc liệt giữa Trung QuốcCộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nổ ra vào vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 khi Trung Quốc đem quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới giữa hai nước. Chiến tranh biên giới Việt - Trung xuất phát từ quan hệ căng thẳng kéo dài giữa hai quốc gia và ý đồ "dạy cho Việt Nam một bài học" của Đặng Tiểu Bình, kéo dài trong chừng một tháng với thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho cả hai phía. Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc hoàn thành rút quân vào ngày 18 tháng 3 năm 1979, sau khi chiếm được các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn vùng biên. Mục tiêu của Trung Quốc buộc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia không thành, nhưng cuộc chiến để lại hậu quả lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam và quan hệ căng thẳng giữa hai nước. Xung đột vũ trang tại biên giới còn tiếp diễn thêm 10 năm. Hơn 13 năm sau, quan hệ ngoại giao Việt-Trung chính thức được bình thường hóa.

Tên gọi

Cuộc chiến được phía Việt Nam gọi là Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, 1979. Phía Trung Quốc gọi là Chiến tranh đánh trả tự vệ trước Việt Nam (对越自卫还击战 Đối Việt tự vệ hoàn kích chiến) (trên nghĩa rộng là chỉ xung đột biên giới Việt-Trung trong gần mười năm từ năm 1979 đến năm 1989), dân gian quen gọi là Chiến tranh phản kích tự vệ trước Việt Nam (对越自卫反击战, Đối Việt tự vệ phản kích chiến).
Nhiều nhà nghiên cứu coi cuộc chiến này là một phần của Chiến tranh Đông Dương lần 3.








____________________________

Sau đây, nhân ngày kỷ niệm cuộc chiến chống xâm lược phương Bắc, mời bạn xem một số ảnh về cuộc chiến (chụp tại Việt Nam) từ nguồn quansuvn.net

Biên giới phía Bắc 1979-1989, những hình ảnh từ phía VN

quansuvn.net:

Tù binh Trung Quốc (giặc Tàu) bị ta bắt










Tù binh Tàu ở mặt trận Hoàng Liên Sơn



Tù binh Tàu ở Lạng Sơn



Tù binh Tàu ở Cao Bằng

Xe tăng Type-62 của Tàu bị bộ đội VN tịch thu tại mặt trận Cao Bằng tháng 2/1979



Và bị tiêu diệt



Pháo phản lực H-12 (Type-63) của Tàu bị đơn vị F316 thu ở mặt trận Lào Cai tháng 2/1979. Hiện trưng bày ở bảo tàng LSQS tại Hà Nội.

Máy bay J-6 (MiG-19) của TQ xâm phạm không phận VN và rơi do trục trặc kỹ thuật (?)





12/2/11

Chụp tại lễ viếng

Trần Minh

Chúng tôi đã thay mặt các bạn bè Trại trẻ Sơ tán Báo Nhân Dân đến phân ưu cùng gia đình anh Huỳnh Dũng Nhi, thắp nén nhang và khấn lời vĩnh biệt, cầu mong vong linh anh sớm được siêu thoát.

Dưới đây là mấy tấm ảnh chụp vội tại lễ viếng :





11/2/11

Lăng tẩm và thành nội ở cố đô Huế


Vũ Minh Phương

Lăng Tự Đức có kiến trúc cầu kỳ, sơn thủy hữu tình và là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của vua chúa nhà Nguyễn.

Toàn cảnh lăng như một công viên rộng lớn, thiết kế hài hòa với thiên nhiên. Đường nét kiến trúc mềm mại, uốn lượn như gắn quyện với phong cảnh, dù cho công trình là hoàn toàn nhân tạo. Công trình sang trọng và đầy giá trị mỹ thuật, kết nối giữa đồi núi nhấp nhô, cây cỏ tốt tươi, rừng thông xanh biếc, khe, hồ nước chảy du dương tạo thành một khung cảnh êm đềm thơ mộng và đẹp đẽ, phảng phất nét buồn thanh nhã như tâm hồn mẫn cảm, yêu thích thiên nhiên và nghệ thuật của vị vua hiền đức hiếu thảo, được người đời mệnh danh là “ông vua thi sĩ”.


Trên hồ Lưu Khiêm có Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ, nơi nhà vua đến ngắm hoa, làm thơ, đọc sách... Ba cây cầu Tuần Khiêm, Tiễn Khiêm và Do Khiêm bắc qua hồ dẫn người ta đến đồi thông bạt ngàn và đảo xanh ngát hương cỏ hoa, như đưa họ sang thế giới thần tiên, mộng ảo ngay giữa chốn đời thường.




Đi nhiều nơi, không nhớ bên dưới đây có phải chụp ở Lăng Khải Định hay không







Còn đây là những bức ảnh chụp kỷ niệm cột cờ và thành nội Huế






1/2/11

Mèo Xuân của danh họa Bùi Xuân Phái




Nguồn: NguyenXuanDien's blog

_______________________________________________
Có thể sử dụng tư liệu của chúng tôi nếu không dùng vào mục đích thương mại và ghi rõ nguồn: blog ttst bnd
Khi phát hành lại thông tin từ Blog này, hãy liên hệ với Quản trị:
vn.hanoi@gmail.com
(Trừ các tác giả, là người có toàn quyền với bài và ảnh của mình).
________________________________________
Trang chuyên hình ảnh (02/10/2007) là trang phụ của Trại trẻ Sơ tán Báo Nhân Dân