26/12/10

Thành cổ Quảng Trị


Ảnh: Vũ Minh Phương

Thành cổ Quảng Trị (phía sau cổng thành là Đài Tưởng niệm các Liệt sỹ)
Lịch sử (theo wikipedia):

Ban đầu thành được đắp bằng đất, tới năm 1827 vua Minh Mạng cho xây lại bằng gạch. Thành có dạng hình vuông, chu vi tường thành là gần 2.000 m, cao 9,4 m, dưới chân dày 12 m, bao quanh có hệ thống hào, bốn góc thành là 4 pháo đài cao nhô hẳn ra ngoài. Trong những năm 1809-1945 nhà Nguyễn lấy làm thành lũy quân sự và trụ sở hành chính. Từ năm 1929, Pháp xây dựng thêm nhà lao ở đây và biến nơi đây thành nơi giam cầm các những người có quan điểm chính trị đối lập. Thành được xây theo lối kiến trúc thành trì Việt Nam với tường thành bao quanh hình vuông được làm từ gạch nung cỡ lớn; kết dính bằng vôi, mật mía và một số phụ gia khác trong dân gian. Thành trổ bốn cửa chính Đông Tây Nam Bắc. Sau chiến dịch Thành Cổ mùa "hè đỏ lửa" 1972 toàn bộ Thành Cổ gần như bị san phẳng; chỉ còn sót lại một cửa hướng Đông tương đối nguyên hình và vài đoạn tường thành cùng giao thông hào bên ngoài chi chít vết bom đạn. Trong thập niên 90 của thế kỷ 20, chính quyền sở tại cho tôn tạo lại thành để làm di tích. Người ta phục chế vài đoạn tường thành, làm lại bốn cổng chính,; ngay trung tâm thành được xây một đài tưởng niệm ghi dấu ấn 81 ngày đêm năm 1972. Góc phía tây nam dựng lên một ngôi nhà làm bảo tàng. Toàn bộ đường dẫn vào di tích và mặt đất bên trong Thành Cổ được tráng xi măng chừa ô trồng cỏ. Thành Cổ được người dân trong vùng xem là "Đất Tâm Linh" vì nơi đây bất cứ tấc đất nào cũng có bom đạn và máu xương các chiến sĩ. Hiện như là một công viên lớn nhất Thị xã Quảng Trị

Thành cổ Quảng Trị và khúc ca bi tráng (theo Tuổi trẻ Online):

Máu xương của hơn một vạn người lính nằm xuống Thành Cổ ngày ấy đã góp phần vào thắng lợi của Hiệp định Paris 1973, góp cho mùa xuân đại thắng 1975. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường khi nhắc đến những người lính Thành Cổ đã viết: “Những người chết không phải vì để trở thành anh hùng mà chính là để đằng sau họ những người khác được tiếp tục sống trong tự do và hòa bình, chết cho nhân loại sống còn và thức tỉnh”.

17/12/10

Nghệ sỹ nhiếp ảnh lão thành




Chú Trịnh Hải là một trong những phóng viên ảnh thuộc lớp đầu tiên của báo Nhân Dân. Trong những năm chiến tranh chú đã đi khắp các vùng khói lửa từ khu 4 cho đến Vĩnh Linh, sau này là các tỉnh biên giới phía Bắc. Ảnh của chú rất phong phú, đã từng đoạt nhiều giải thưởng cao quý. Hiện chú vẫn tiếp tục nghề ảnh với cương vị Hội trưởng Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Người cao tuổi Hà Nội. Mới đây nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, chú có ảnh được giải trong cuộc tuyển chọn ảnh Hà Nội. Nhân một lần được đi theo chú, tôi đã chụp một bức ảnh chú đang say mê với nghệ thuật. Xin trân trong giới thiệu cùng các anh chị em.

Lưu Bình

4/12/10

Mỹ Sơn - di sản văn hóa thế giới


Sau khi đi thăm Bà Nà - Núi Chúa trên cao gần 1500m so với mặt biển (Đà Nẵng) và Phố Cổ Hội An, Phương tiếp tục cùng bạn bè khám phá Di sản văn hóa thế giới: Thánh địa Mỹ Sơn.

Ảnh: Vũ Minh Phương











_______________________________________________
Có thể sử dụng tư liệu của chúng tôi nếu không dùng vào mục đích thương mại và ghi rõ nguồn: blog ttst bnd
Khi phát hành lại thông tin từ Blog này, hãy liên hệ với Quản trị:
vn.hanoi@gmail.com
(Trừ các tác giả, là người có toàn quyền với bài và ảnh của mình).
________________________________________
Trang chuyên hình ảnh (02/10/2007) là trang phụ của Trại trẻ Sơ tán Báo Nhân Dân