Cửa vào dinh Quảng Bình gọi là Quảng Bình Quan (dân gian gọi là Cổng Bình Quan). Ảnh cũ sưu tầm:
Quảng Bình Quan nằm trên Lũy Nhật Lệ (còn có tên khác là lũy Thầy và lũy Đồng Hới) là một công trình lũy quân sự tại khu vực ngày nay là Đồng Hới, Quảng Bình. Lũy này được Đào Duy Từ, theo lệnh chúa Nguyễn Phúc Nguyên, chỉ huy xây dựng nhằm mục đích bảo vệ Đằng Trong khỏi các cuộc tấn công của chúa Trịnh Đằng Ngoài (thời Trịnh Nguyễn phân tranh, vùng đất này bị chia đôi. Từ Nam sông Gianh trở vào thuộc chúa Nguyễn, còn từ Bắc sông Gianh trở ra thuộc chúa Trịnh).
Quảng Bình Quan cũng là dấu tích của thành Đồng Hới, tòa thành nhỏ này là công trình kiến trúc cổ được xây dựng cách đây gần 200 năm, một công trình quân sự. Thành được xây theo lệnh của vua Gia Long (nhà Nguyễn) và đã được xây bằng đất. Đến thời kỳ vua Minh Mạng, thành được xây lại bằng gạch đá. Một phần lớn thành Đồng Hới đã bị phá hỏng hồi Pháp thuộc. Phần còn sót lại bị bom đạn của không quân Hoa Kỳ, gồm cả những trận mưa bom hủy diệt bằng B52, phá hoại hoàn toàn trong những năm 1960.
Vùng đất Quảng Bình có lịch sử khá lâu dài, phức tạp. Thời các vua Hùng, cùng với Quảng Trị, nơi đây thuộc bộ Việt Thường. Sau đó, lãnh thổ này khi thì thuộc quận Cửu Chân thời Triệu Đà (207-211 trước Công Nguyên), khi thì nằm trong quận Nhật Nam thời Hán. Dưới thời Vương quốc Chiêm Thành, Quảng Bình thuộc các châu Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh với nhiều thành lũy còn đến tận ngày nay. Quảng Bình thuộc lãnh thổ nước Đại Việt từ thời vua Lý Thánh Tông. Trải qua nhiều lần thay đổi địa danh như: Lâm Bình (từ năm 1075), phủ Tân Bình (từ năm 1361), Thuận Lý (từ năm 1786), đến năm 1831 vua Minh Mạng xuống chiếu thành lập tỉnh Quảng Bình.
Quảng Bình Quan nằm trên Lũy Nhật Lệ (còn có tên khác là lũy Thầy và lũy Đồng Hới) là một công trình lũy quân sự tại khu vực ngày nay là Đồng Hới, Quảng Bình. Lũy này được Đào Duy Từ, theo lệnh chúa Nguyễn Phúc Nguyên, chỉ huy xây dựng nhằm mục đích bảo vệ Đằng Trong khỏi các cuộc tấn công của chúa Trịnh Đằng Ngoài (thời Trịnh Nguyễn phân tranh, vùng đất này bị chia đôi. Từ Nam sông Gianh trở vào thuộc chúa Nguyễn, còn từ Bắc sông Gianh trở ra thuộc chúa Trịnh).
Quảng Bình Quan cũng là dấu tích của thành Đồng Hới, tòa thành nhỏ này là công trình kiến trúc cổ được xây dựng cách đây gần 200 năm, một công trình quân sự. Thành được xây theo lệnh của vua Gia Long (nhà Nguyễn) và đã được xây bằng đất. Đến thời kỳ vua Minh Mạng, thành được xây lại bằng gạch đá. Một phần lớn thành Đồng Hới đã bị phá hỏng hồi Pháp thuộc. Phần còn sót lại bị bom đạn của không quân Hoa Kỳ, gồm cả những trận mưa bom hủy diệt bằng B52, phá hoại hoàn toàn trong những năm 1960.
Vùng đất Quảng Bình có lịch sử khá lâu dài, phức tạp. Thời các vua Hùng, cùng với Quảng Trị, nơi đây thuộc bộ Việt Thường. Sau đó, lãnh thổ này khi thì thuộc quận Cửu Chân thời Triệu Đà (207-211 trước Công Nguyên), khi thì nằm trong quận Nhật Nam thời Hán. Dưới thời Vương quốc Chiêm Thành, Quảng Bình thuộc các châu Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh với nhiều thành lũy còn đến tận ngày nay. Quảng Bình thuộc lãnh thổ nước Đại Việt từ thời vua Lý Thánh Tông. Trải qua nhiều lần thay đổi địa danh như: Lâm Bình (từ năm 1075), phủ Tân Bình (từ năm 1361), Thuận Lý (từ năm 1786), đến năm 1831 vua Minh Mạng xuống chiếu thành lập tỉnh Quảng Bình.
Quảng Bình Quan (mới phục chế) ở trung tâm phường Hải Đình, TP. Đồng Hới. Dân ở đây còn gọi là Cửa Tây |
Trên Quảng Bình Quan còn tấm đá khắc 3 chữ nho. Tuy mới được phục chế nhưng bị dư luận chỉ trích là không giống cũ |
Cửa Đông (mới phục chế) |
Cầu đá ngoài Cửa Đông (mới phục chế) |
Di tích tường thành cổ ở Đồng Hới |
Một góc sinh vật cảnh ở Cửa Đông |
Cửa sông Nhật Lệ |